Cứ đến trung tuần tháng chín âm lịch hàng năm (từ ngày 14 - 16 tháng 9 Âm lịch) hàng nghìn du khách và người dân địa phương lại hành hương đến Dinh Thầy Thím ở làng Tam Tân nay thuộc xã Tân Tiến thị xã La Gi để cúng, viếng; cầu nguyện làm ăn; sức khỏe; và gia đình ấm no hạnh phúc… Họ đến thõa mãn nhu cầu tâm linh, chính vì vậy du khách đến với lễ hội này ngày càng đông hơn: Nét độc đáo lễ hội năm nay khác hơn mọi năm ở chỗ: - Xây dựng mới điện thờ và khuôn viên mộ Thầy Thím - Làm con đường mới nói liền giữa Dinh với mộ Thầy Thím - Khôi phục lại sắc phong của vua Tự Đức phong cho Thầy Thím
Khi nghiên cứu về Chăm, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: bộ phận Chăm nào, hay Chăm thuộc tôn giáo tín ngưỡng nào? Suốt dòng lịch sử, người Chăm có 3 tôn giáo chính: Bà-la-môn, Phật giáo đại thừa và Islam. Ở đó Phật giáo đại thừa chỉ có mặt trong 3 thế kỷ VIII-X rồi biến mất hẳn, chỉ Bà-la-môn và Islam còn tồn tại ở Việt Nam. Bên cạnh Cham Ahier (Chăm Bà-la-môn) có mặt suốt lịch sử dân tộc, Islam có hai nhánh là: Hồi giáo bản địa hóa hay Cham Bini (Cham Awal) và Hồi giáo chính thống hay Cham Islam. Chăm Bà-ni là Hồi giáo được bản địa hóa từ thế kỷ XVII. Đây là trường hợp rất đặc biệt trong lịch sử thế giới.
Mùa lễ hội Dinh Thầy Thím ở La Gi đã qua, nhưng dư âm của nó ít nhiều vẫn đọng lại trong lòng du khách. Năm nay, Dinh, mộ Thầy Thím được đầu tư nâng cấp khá khang trang. Phần lễ tổ chức trang nghiêm, giữ được nếp cổ truyền. Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn không ít khiếm khuyết.
Sáng 23/10 (nhằm ngày 1 tháng 7 Chăm lịch), tại khu di tích tháp Chăm Po Sah Inư (phường Phú Hài-TP. Phan Thiết), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã tổ chức nghi lễ chào mừng Lễ hội Katê dân tộc Chăm năm 2014. Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Thành Tâm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, các chức sắc tôn giáo, cùng đông đảo bà con dân tộc Chăm và du khách.