Các loại căng thẳng
| ||||
Căng thẳng hàng ngày Khi nói về các mức độ căng thẳng, đầu tiên nhiều người coi đó là những áp lực thông thường của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: • Căng thẳng xuất hiện khi bạn phải hoàn thành công việc trong 1 tuần bận rộn. Đây là loại căng thẳng bạn có thể cảm thấy khi ngày mai bạn đến hạn nộp bài và thêm vào đó là kiểm tra môn toán trong khi đó bạn vẫn phải hoàn thành bài tập về nhà bình thường của mình, đi học thêm vào buổi tối. • Căng thẳng khi bạn đứng trước một sự kiện nào đó làm cho bạn lo lắng. Đây là sự căng thẳng làm cho lòng bàn tay đổ mồ hôi. Căng thẳng này xuất hiện trước khi bạn thuyết trình trước cả lớp, tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường… • Căng thẳng có thể kéo dài hơn khi bạn cảm nhận những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của bạn, chẳng hạn một sự hiểu lầm người bạn thân. Căng thẳng hàng ngày không phải luôn luôn nhẹ nhàng, nhưng chúng cũng không phải là thảm họa lớn. Trong thực tế, một chút căng thẳng hàng ngày có thể là chất kích thích thực sự tốt cho mỗi cá nhân. Ví dụ, hầu hết chúng ta đều thấy căng thẳng trước buổi thuyết trình tại lớp, chính điều này lại làm chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, do vậy chúng ta có thể hoàn thành tốt bài thuyết trình này. Có thể thấy chúng ta được trải nghiệm với những căng thẳng từ những thách thức hàng ngày, nhờ đó chúng ta có kỹ năng đối phó với những thách thức nói chung. Các tình huống khó khăn trong cuộc sống Ngoài căng thẳng hàng ngày, còn có những căng thẳng có thể đến từ những tình huống cuộc sống khó khăn. Chúng ta dường như không có kỹ năng ứng phó với những căng thẳng loại này.: Di chuyển, ly hôn, người thân mất, những cảm xúc khó khăn, xung đột gia đình - những điều này có thể tạo ra căng thẳng mà chúng ta phải mất nhiều thời gian hơn để giải quyết. Những căng thẳng đi kèm với tình huống khó khăn trong cuộc sống thường làm chúng ta cảm thấy mạnh hơn và những căng thẳng này kéo dài hơn so với căng thẳng hàng ngày. Trước những tình huống này chúng ta nên nói những điều mình đang trải qua với người thân để nhận được sự hỗ trợ hay hướng dẫn bạn đối phó hoặc thích ứng với tình huống cụ thể của bạn. Đôi khi, căng thẳng có thể áp đảo khả năng đối phó của chúng ta. Có lẽ sự căng thẳng quá mạnh, kỹ năng ứng phó của chúng ta không có hoặc các vấn đề chúng ta có là quá lớn. Đó là chính là căng thẳng nghiêm trọng. Căng thẳng nghiêm trọng Căng thẳng nghiêm trọng có thể đến từ đối phó với một cuộc khủng hoảng cá nhân, một thảm họa, một cuộc khủng hoảng y tế, hoặc điều kiện sức khỏe tinh thần của bản thân bị mất kiểm soát. Một số trong những điều có thể dẫn mọi người trải nghiệm căng thẳng nghiêm trọng là: • Khi mọi người rơi vào tình huống bị bắt nạt hoặc bị lạm dụng hoặc sống trong những tình huống có thể làm mòn dần phản ứng căng thẳng của chúng ta và đưa chúng ta tới sự căng thẳng quá tải. • Căng thẳng khiến cho con người mất cân bằng cảm xúc và phản ứng theo cách tự hủy hoại bản thân. Đôi khi người ta phản ứng với căng thẳng theo những cách có thể gây ra căng thẳng hơn hoặc chạy trốn, lạm dụng các chất kích thích. • Căng thẳng xuất hiện một cách đột ngột làm mọi người cảm thấy sợ hãi, choáng ngợp hay trầm cảm. Khi căng thẳng bắt đầu can thiệp vào khả năng tận hưởng cuộc sống hàng ngày, lúc đó căng thẳng này trở nên nghiêm trọng. Căng thẳng nghiêm trọng không phải xuất hiện thường xuyên ở mỗi người. Với những căng thẳng nghiêm trọng, bạn có thể cần sự giúp đỡ và hỗ trợ. Khi căng thẳng nghiêm trọng xuất hiện bạn nên: • Tìm sự giúp đỡ để tìm ra cách đối phó. Khi căng thẳng xuất hiện và bạn không thể quản lý được nó, bạn không biết phải gì. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần giúp đỡ để đối phó với bất kỳ tình huống nào xuất hiện tạo thêm căng thẳng nghiêm trọng cho bạn. Lúc này bạn cần sự giúp đỡ của cha mẹ, nhân viên tư vấn, nhà trị liệu, giáo viên hoặc một người nào đó mà bạn tin tưởng, yêu cầu họ giúp đỡ. • Xây dựng cơ chế đối phó cho riêng mình. Quản lý căng thẳng hàng ngày bằng cách làm thành các mục tiêu nhỏ thành những phần có thể quản lý được. • Xây dựng cuộc sống lành mạnh, cân bằng cuộc sống và công việc. Làm những gì bạn yêu thích, luôn có suy nghĩ tích cực… tất cả những điều này có thể giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi từ bên trong bản thân theo hướng tích cực hơn. |
căng thẳng, vấn đề, phân loại, xuất phát, giới thiệu, mức độ
Ý kiến bạn đọc