PHÒNG GD-ĐT TP PHAN THIẾT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 45 /KH-ND
Phan Thiết, ngày 01 tháng 10 năm 2014 KẾ HOẠCHThực hiện cuộc vận động “Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” Thực hiện Kế hoạch số 821/KHLT-PGDĐT&CĐGD ngày 10/9/2014 của Phòng Giáo dục-Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Phan Thiết về việc thực hiện cuộc vận động "Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”; Trường THCS Nguyễn Du xây dựng Kế hoạch thực hiện cuộc vận động "Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Tổ chức cuộc vận động một cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả góp phần thực hiện tốt các nội dung về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
2. Tổ chức triển khai cuộc vận động "Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” nhằm phát huy hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Phát huy tinh thần trách nhiệm, tình thương của đội ngũ thầy, cô giáo “Tất cả vì học sinh thân yêu”, nhất là đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP1. Tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ thầy, cô giáo nhà trường để thống nhất trong nhận thức và hành động. Đây là vấn đề nhạy cảm, học sinh dễ bị tổn thương nên phải có những phương pháp, giải pháp triển khai nhẹ nhàng, sâu sắc phù hợp và hiệu quả; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên và mang tính bền vững.
2. Rà soát, xác định, phân loại đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang theo học hoặc đã nghỉ học ở tất cả các lớp cần được giúp đỡ.
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ học sinh, giúp các em vạch ra kế hoạch học tập, rèn luyện cho từng tuần, tháng, học kỳ để phấn đấu đạt được mục tiêu; Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và giám thị để nắm bắt những diễn biến tích cực cũng như tiêu cực nhằm kịp thời giúp đỡ các em.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo nhiều sân chơi bổ ích để có điều kiện chia sẻ, động viên, hỗ trợ, hướng các em yêu trường lớp, kính thầy, mến bạn và không còn suy nghĩ đến việc chán học, bỏ học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN- Ban giám hiệu tổ chức tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp của cuộc vận động trong toàn thể đội ngũ thầy, cô giáo nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh trong diện cần giúp đỡ, mỗi lớp 1-2 em, cần thực hiện tế nhị, tránh gây tâm lý mặc cảm, tự ti của học sinh; không nêu tên của học sinh trước lớp, trước trường.
- Phát động trong cán bộ, giáo viên nhà trường nhận giúp đỡ các em học sinh.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện giúp thầy, cô giáo trong quá trình thực hiện.
- Cuối mỗi học kỳ giáo viên đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh và báo cáo với Ban giám hiệu.
- Nhà trường cùng với Công đoàn tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện cuộc vận động "Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” của nhà trường./.
HIỆU TRƯỞNGNơi nhận: Đã ký- Công đoàn nhà trường;
- Ban giám hiệu;
- Đoàn, Đội;
- Tổ CM, VP, Nhóm GT;
- Lưu: VT.
Nguyễn Xuân Hồng
Ý kiến bạn đọc